Cho trẻ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC trong trường mầm non, tưởng dễ mà không dễ.
Chắc hẳn nhiều người cũng nghĩ rằng “ Kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc mấy bài thơ mầm non có gì khó đâu”, nhưng quả thật không dễ đâu ạ!
Bởi, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật, là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non, đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ – giáo dục nghệ thuật và phát triển cảm xúc cho trẻ.
Muốn giờ học đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo mầm non phải tinh tế, biết cách chạm đến cảm xúc và trái tim của trẻ bằng cảm xúc và trái tim của chính mình.
Cô giáo phải thật sự nhạy cảm và linh hoạt, nhất là việc lựa chọn các bài thơ, câu chuyện phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và giàu tính nhân văn; biểu cảm ngôn ngữ; trực quan sinh động, mang tính thẩm mĩ cao.
Hơn nữa, cần chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, các câu hỏi đặt ra phải thật “ ĐẮT” nhằm mục đích giúp trẻ hiểu tác phẩm, phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục tình yêu thương con người và mọi vật xung quanh trẻ.
Ở đây, các cô giáo của Hoa Thủy Tiên đã làm như thế đấy, những giờ học chứa đầy cảm xúc, ngôn từ, sự thăng hoa và sự giao thoa của ánh mắt, trái tim... đơn giản là vì các con xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp nhất.
Và đây - chính là minh chứng
Hoạt động kể chuyện " Chú sâu đói bụng" bằng tranh cát của cô trò lớp MG Nhỡ B2 ( 4 ảnh trên)
Kể chuyện " Cảm ơn - xin lỗi" của cô và trẻ lớp nhà trẻ D3 ( 3 ảnh trên)
Hoạt động kể chuyện của cô và trẻ lớp MG Bé - C1 ( 3 ảnh trên)