Không phải cứ bảo bọc con trong tay là tốt. Đôi khi buông tay để con tự đi lại là cách để con lớn lên cứng cáp và mạnh mẽ.
Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng biến mình thành "người giúp việc", lo lắng cho con từ A đến Z. Con chỉ việc học, còn mọi thứ đã có bố mẹ lo. Cách nuôi dạy này đôi khi biến con trở thành những chú gà công nghiệp và thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống.
Sang năm mới 2020, các bậc phụ huynh cần phải thay đổi điều này. Muốn con không trở thành "gà công nghiệp", bố mẹ cần "buông tay" để con có thể trưởng thành, khôn lớn, tự bước đi trên đôi chân của chính mình.
1. Dạy con tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ hãy hướng dẫn và khích lệ con tự chăm sóc bản thân bằng cách giao các công việc phù hợp theo từng lứa tuổi. Chẳng hạn như tự mặc quần áo, dọn phòng, cất đồ chơi hay làm việc nhà. Mỗi khi con hoàn thành xong công việc, bố mẹ hãy dành những lời khen ngợi để còn có thêm động lực làm tốt hơn.
Cha mẹ hãy dạy con cách chăm sóc bản thân theo từng lứa tuổi ngay từ khi con còn bé (Ảnh minh họa).
2. Dạy con trở thành người tử tế
Nếu muốn con trở thành một người tốt bụng, tử tế thì ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần nuôi dưỡng lòng tốt của con. Nhờ con giúp việc nhà, dạy em vẽ một bức tranh, hoặc đỡ một cụ già qua đường… là những phương thức để bố mẹ xây dựng thói quen giúp đỡ người khác ở con. Khi con làm tốt, bố mẹ đừng quên khen ngợi, động viên.
Nhiều cha mẹ vì bận rộn, quay cuồng với công việc cả nhà nên đến khi về nhà thường quên mất việc phải dành thời gian chơi đùa, lắng nghe và chia sẻ tâm tư với con
Dù bận thế nào, bố cha cũng mẹ nên nhớ rằng con mới là điều quan trọng nhất. Mỗi tối, bố mẹ hãy dành ra 15 – 20 phút để cả nhà cùng trò chuyện trước khi đi ngủ. Hoặc cuối tuần, cả nhà cùng nhau xem 1 bộ phim, đi dạo ở công viên, đi dã ngoại… để bồi dưỡng tình cảm gia đình.
4. Dạy con kiểm soát cảm xúc
Ông David Thomas - một chuyên gia trị liệu Podcast, đồng thời là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Are My Kids on Track? (Tạm dịch: Con tôi có đang đi đúng hướng?) đã nói: "Nếu một đứa trẻ có thể xử lý được cảm xúc cũng như hiểu rõ những gì đang diễn ra bên trong nội tâm của mình thì sau này khi lớn lên, đứa trẻ ấy sẽ trở thành một người can đảm, từ bi, kiên cường, đồng cảm và thông minh".
Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con gọi tên các cảm xúc của mình, sau đó hướng dẫn con cách xử lý những cảm xúc đó. Ví dụ khi con cảm thấy buồn thì hai mẹ con sẽ ôm nhau. Hay khi con tức giận thì đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi để "hạ hỏa". Những điều đơn giả này sẽ giúp con trở thành người biết cách cư xử, luôn vui vẻ, chân thành và thân thiện với mọi người xung quanh.
5. Thích ứng linh hoạt trong cuộc sống
Cha mẹ cần dạy cho con biết, không phải mọi việc đều có thể diễn ra như mong muốn. Con phải luôn trong tâm thế chấp nhận sự thay đổi và học cách ứng phó linh hoạt theo từng tình huống.Bên cạnh đó, mọi thứ thay đổi không có nghĩa là con thất bại và không cần suy sụp, buồn phiền vì điều đó. Ai cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, quan trọng là phải biết đứng lên từ những khó khăn.
6. Dạy con nếu cần hãy nhờ người khác giúp đỡ
Chúng ta không có ai là hoàn hảo, "biết tuốt" tất tần tật mọi thứ. Nếu gặp khó khăn, con không cần xấu hổ mà hoàn toàn có thể nhờ cậy đến sự giúp đỡ của người khác. Bố mẹ có thể dạy con điều này bằng việc tự mình làm gương, nhờ con giúp đỡ khi gặp khó khăn. Thấy con có bài tập khó, hãy khuyến khích con nhờ cô giáo hoặc bạn bè giảng giúp.